Nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh phát triển và giải pháp phòng bệnh thán thư trên cây xì gà

Các nhóm bệnh hại trên cây xì gà
Bệnh đen thân Phytoppthora parasitica var.nicotianae
Bệnh đốm mắt cua Cercospora nicotianae
Bệnh thán thư Colletotrichum nicotianae
Bệnh héo rũ vi khuẩn
Bệnh đốm lá vi khuẩn 
Bệnh khảm lá TMV Tobaco mosaic virus
Trong các nhóm bệnh trên, bệnh thán thư trên cây xì gà khá phổ biến. Sau đây là triệu chứng, nguyên nhân gây bệnh, đặc điểm phát sinh phát triển của bệnh thán thư trên cây xì gà
Triệu chứng bệnh thán thư trên cây xì gà
Bệnh thán thư chủ yếu gây hại cây con ở vườn ươm và cây lớn trồng ngoài đồng ruộng. Khi có điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều, cây con bị chết từng vạt.
Trên lá cây con vết bệnh lúc đầu là một chấm nhỏ màu lục tối, ssau vài ngày vết bệnh mở rộng thành hình tròn, giữa vết bệnh màu trắng xám hay màu nâu vàng hơi lõm, xung quanh vết bệnh có viền hơi nổi gờ màu nâu đỏ, đường kính vết bệnh từ 2 – mm. Các vết bệnh nối nhau thành hình bất định. Lá bệnh úa vàng khô chết.
Trên cuống lá và trên thân vết bệnhcos dạng hình thoi dọc dài, giữa vết bệnh thường nứt vỡ có màu đen nau đỏ. Trên cây lớn ở ruộng , vết bệnh trên lá to hơn (1cm) màu nâu nhạt, có viền nâu đậm.
Cây con giai đoạn 2 -3 lá thật dễ bị hại nhất. Cây con bị bệnh thường xuất hiện lớp nấm màu trắng xám.
Nguyên nhân gây bệnh thán thư trên cây xì gà
Nấm gây bệnh Colletotrichum nicotianae (Av) Sacc thuộc bộ Melanconiales, lớp nấm bất toàn. Sợi nấm không màu, đa bào, phân nhánh. Cành bào tử phân sinh đơn bào, ngắn, không màu, mọc tập trung ở đĩa cành (acervulus).
Bào tủ phân sinh đơn bào, hình ống tròn, hai đầu tù, có hai giọt dầu, không màu, kích thước 10 – 25 x 3 – 5 µm
Đĩa cành có lông gai nâu đậm, thẳng hoặc hơi cong, phận gốc đậm màu và to hơn phần ngọn, có 1 – 3 ngăn ngang, kích thước 55 -95 x 4 -5 µm.
Nguồn bệnh tồn tại ở tàn dư cây bệnh trên đất và trên hạt giống. Sợi nấm nằm sâu trong hạt và bào tử bám trên bề mặt hạt giống.
Đặc điểm phát sinh bệnh thán thư xì gà
Nấm phát triển trong phạm vi nhiệt độ rất rộng, nhưng thích hợp nhất cho sự phát sinh bệnh là từ 25 - 30℃. Ở điều kiện nhiệt độ này thời kỳ tiềm dục của bệnh là 2  -3 ngày. 
Ẩm độ là yếu tố quyết định sự phát sinh phát triển của bệnh. Trong điều kiện mưa ẩm, bào tử nấm lan truyền và nảy mầm xâm nhập dễ dàng. Vì vậy khi có độ ẩm cao, mưa nhiều, đất úng, không thoát nước, mật độ gieo  trồng quá dày ở vườn ươm hay vườn trồng đều bị bệnh phá hại nghiêm trọng.
Biện pháp phòng trừ bệnh thán thư xì gà
Sử dụng hạt giống không bệnh và xử lý giống trước gieo. Có thể ngâm hạt vào dung dịch AgNO3 0,1% trong 30 phút hoặc xử lý ướt bằng dung dịch Focmol 1/50, Benlate C – 0,1%. 
Đảm bảo vườn ươm và vườn trồng cao ráo thoát nước, làm sạch cỏ, gieo trồng với mật độ vừa phải.
Khi thấy bệnh chớm xuất hiện cần phun thuốc hóa học để phòng trừ kịp thời. Ở vườn ươm cây giống có thể phun từ giai đoạn chữ thập trở đi. Có thể dùng Benlate C50WP 1kg/ha; Topsin M 80WP 0,4 -0,6 kg/ha; Kasuran 2 -3 kg/ha; Zinep 80WP(0,3%).
Ngoài ra để phòng bệnh chủ động có thể sử dụng chế phẩm nano Đồng Oxyclorua kết hợp nano Bạc Đồng Hợp Kim tỷ lệ 1/1 nồng độ 50/10ppm. Phun định kỳ 7-10 ngày/lần.

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com