Biến đổi khí hậu, hiện tượng nóng lên toàn cầu có ảnh hưởng như thế nào đến khả năng phân hóa mầm hoa của cây ăn quả nói chung

Biến đổi khí hậu có thể là nguyên nhân gia tăng những hiện tượng thời tiết cực đoan, chẳng hạn như rét thì rất rét hoặc nóng thì rất nóng; sự nóng lên toàn cầu, hiệu ứng đô thị hóa làm gia tăng nhiệt độ trung bình ở hầu hết các khu vực. Các đợt rét vẫn diễn ra nhưng chỉ xảy ra ngắn ngày nên nhiệt độ trung bình của cả tháng hoặc cả thời kỳ vẫn ở mức cao hơn trung bình. Điều này ảnh hưởng lớn đến SINH LÝ THỰC VẬT của một số nhóm cây trồng đặc biệt là nhóm cây ăn quả. Bởi một số cây ăn quả, khả năng phân hóa mầm hoa phụ thuộc nhiều vào đk nhiệt độ(tổng tích ôn) và ánh sáng (quang chu kỳ).

Sự hình thành Hoa là dấu hiệu của việc cây chuyển từ giai đoạn sinh trưởng phát triển dinh dưỡng(thân cành) sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực (sinh sản – Hoa) thông qua việc chuyển hóa từ Mầm Lá sang Mầm Hoa khi gặp điều kiện ngoại cảnh thích hợp (nhiệt độ và ánh sáng). Nhiệt độ có ảnh hưởng sâu sắc tới sự khởi đầu và phát triển của cấu trúc sinh sản, một số ảnh hưởng bởi ánh sáng (gọi là quang chu kỳ). Các nhà KH đã chứng minh được nhiệt độ thấp có ảnh hưởng rõ rệt đến sự ra hoa của cây (tất nhiên chỉ ở 1 giai đoạn nhất định khi cây đã tích lũy đủ về chất và lượng). Cảm ứng nhiệt độ để cây có thể ra hoa người ra gọi là sự Xuân Hóa. Chính vì lẽ đó trong ngôn ngữ chuyên ngành khi nhắc đến từ “xuân hóa” có nghĩa tương đương với cụm từ “thúc đẩy ra hoa trong điều kiện có nhiệt độ đủ thấp (để cây pân hóa mầm hoa). Ở một số nhóm cây ăn quả thì nhiệt độ thấp là điều kiện bắt buộc để cây có thể pân hóa và hình thành mầm hoa. Đa phần những nhóm cây này chỉ ra hoa khi có một giai đoạn phát triển trong điều kiện nhiệt độ thấp thích hợp gọi là nhiệt độ “xuân hóa”. Nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ xuân hóa thì cây chỉ sinh trưởng sinh dưỡng mà không chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực. Tuy nhiên trong một số trường hợp cụ thể (một loài cây cụ thể) nếu nhiệt độ cao hơn nhiệt độ xuân hóa cây vẫn có thể ra hoa nhưng ra muộn hơn so với chính vụ (VD đối với Bưởi thường có các đợt hoa sau khi đã trượt giai đoạn xuân hóa đầu tiên). Qua theo dõi nhiều năm trên cây có múi, nhãn, vải...tôi thấy rằng có trường hợp quá trình xuân hóa chưa kết thúc thì tác động của nhiệt độ thấp bị phá bỏ (tăng nhiệt của thời tiết khí hậu tại thời điểm đó) – đây người ta gọi là phản xuân hóa (cây sẽ điều chỉnh xu thế ra lộc cành, những cành lộc mẹ đã trải qua giai đoạn xuân hóa vẫn có thể ra hoa, cho nên trên cùng 1 cây xuất hiện mầm cành và mầm hoa, tỷ lệ nhiều hay ít phụ thuộc vào nhiệt độ thời điểm phân hóa mầm hoa).

Mỗi cây có nhiệt độ xuân hóa khác nhau, nhìn chung đối với các nhóm cây có múi, nhãn, vải...nhiệt độ thích hợp để cây trải qua giai đoạn Xuân Hóa (bước vào phân hóa mầm hoa) vào khoảng 8-17oC, nhiệt độ càng thấp ở giai đoạn này thì thời gian của giai đoạn xuân hóa diễn ra càng nhanh(kết thúc sớm). Điều này giải thích tại sao Nhãn muộn năm nay đa phần ra cành lộc, cành vô hiệu. Bưởi diễn thì xuất hiện một tỷ lệ tương đối lớn mầm cành dinh dưỡng xen lẫn các cành mang hoa từ nách lá hoặc đỉnh sinh trưởng. Năm nay Nhiệt độ trung bình thời điểm cuối đông – đầu lập xuân khá cao gây bất lợi cho giai đoạn Xuân Hóa (ảnh hưởng đến cây ăn quả MB).

TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO NANOTECH

Tư vấn kỹ thuật, ứng dụng công nghệ nano trong nông nghiệp:

ThS Phạm Công Khải - Hotline: 0976 804 678 * 0835 99 85 99

Email: nanobacsuper@gmail.com